Đâu đó bạn đã nghe nói đến DNS, thay đổi DNS, DNS Google, DNS VNPT, DNS FPT… Vậy DNS là gì? Vai trò của nó là như thế nào? Những giải DNS nào tốt nhất? Cách thay đổi DNS như thế nào?… Tất cả những câu hỏi đó sẽ được trả lời tại bài viết này.

Bài viết tương đối dài, nên bạn hãy theo dõi qua mục lục dưới đây để tìm kiếm thông tin hữu ích cho mình nhanh chóng nhé:

1. DNS là gì? Tại sao nên thay đổi DNS?

1.1. DNS là gì? Cách thức hoạt động của DNS

DNS là viết tắt của cụm từ Domain Name Servers, là hệ thống phân giải tên miền được ra mắt vào năm 1984, cho phép thiết lập mối quan hệ tương ứng giữa tên miền và địa chỉ IP. Hệ thống DNS đặt tên cho máy tính, dịch vụ và các dịch vụ tham gia vào internet theo thứ tự. Tham khảo thêm tại đây

Tìm hiểu DNS là gì? Vai trò của DNS là như thế nào?

Tìm hiểu DNS là gì? Vai trò của DNS là như thế nào?

Cách thức hoạt động của DNS

Một DNS gồm có một tập hợp những nút kết nối được lưu trữ bởi máy chủ có thẩm quyền. Máy chủ này chịu trách nhiệm chuyển đổi các tên miền sang địa chỉ IP. Mỗi nút sẽ có từ không đến nhiều bản ghi tài nguyên và lưu giữ các thông tin liên quan đến tên miền.

Mỗi một website sẽ có một tên và một địa chỉ IP. Khi người dùng internet mở trình duyệt web và nhập tên website thì trình duyệt sẽ đưa người dùng đến thẳng website mà không phải thông qua việc nhập địa chỉ IP phức tạp, dễ nhầm lẫn nữa. Quá trình chuyển đổi tên miền thành địa chỉ IP sao cho trình duyệt có thể hiểu, truy cập được là công việc chính của DNS server. Người sử dụng chỉ cần nhớ tên mà không cần quá quan tâm đến địa chỉ IP.

Ưu điểm nổi bật của DNS

Bên cạnh việc được sử dụng rộng rãi cho mạng internet thì DNS còn được dùng cho các mạng riêng nhờ sở hữu những ưu điểm nổi bật, có thể kể đến như là:

  • Khả năng mở rộng gần như vô hạn: DNS có thể phân phối mức tải giữa các cơ sở dữ liệu trên các máy tính khác nhau.
  • Tính bất biến: Tên máy được duy trì không thay đổi ngay cả khi các địa chỉ IP gắn với nó thay đổi, như vậy sẽ giúp ích cho việc xác định các tài nguyên mạng.
  • Dễ sử dụng: Nhờ có DNS mà chúng ta có thể xác định thiết bị bằng các tên đơn giản, dễ nhớ hơn là các địa chỉ IP.
  • Đơn giản: DNS giúp cho người dùng có thể tìm kiếm các tài nguyên có ở trên mạng một cách nhanh chóng khi chỉ cần biết các từ khóa đơn giản.

Để xem Hướng dẫn Kiểm tra tốc độ mạng

1.2. Tại sao nên thay đổi DNS Server?

DNS có vai trò vô cùng quan trọng, giúp cho người dùng có thể truy cập vào các trang web một cách dễ dàng hơn. Chính vì thế nếu như DNS mà bạn đang dùng không thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng thì việc đổi DNS là điều tất yếu. Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến khiến cho người dùng internet thay đổi DNS.

Xem Danh sách DNS phổ biến

Tăng tốc độ kết nối internet

Bất cứ một trang web nào hiện nay đều yêu cầu phải có địa chỉ IP trước khi load, nếu như DNS Server nào càng nhanh thì các trang web cũng sẽ có tốc độ tải nhanh hơn. Nếu như cơ sở dữ liệu DNS Server càng lớn thì khả năng phải tìm kiếm trên DNS Server khác càng thấp và những cơ sở dữ liệu đã cache sẽ có thời gian tải nhanh hơn rất nhiều so với những cơ sở mà chưa được cache.

Các thiết bị của người dùng như là máy tính, điện thoại thông minh liên hệ với các máy chủ DNS ở trên internet với yêu cầu biên dịch và phân giải các tên miền muốn truy cập. Khi sử dụng dịch vụ của một nhà cung cấp mạng ISP thì máy tính của người dùng cũng sẽ tự động dùng các máy chủ DNS mặc định của nhà mạng đó mà không cần người dùng phải thiết lập.

Tuy nhiên nếu như máy tính của bạn nằm trong mạng công ty thì quản trị viên hệ thống cũng có thể thiết lập cho máy sử dụng một DNS cụ thể khác. Nếu máy chủ DNS cần quá nhiều thời gian để phân giải địa chỉ thì kể cả khi sở hữu một đường truyền internet nhanh chóng và ổn định thì người dùng cũng bắt buộc phải chờ đợi thì mới có thể vào được trang web mình muốn.

Do đó có thể thấy nếu thời gian phân giải tên miền càng ít thì quá trình lướt web của bạn sẽ được thuận lợi hơn. Đó cũng là lý do tại sao đổi DNS có thể giúp tăng tốc độ truy cập internet.

Xem ngay Hướng dẫn 07 Cách tăng tốc độ mạng Cực kỳ Đơn giản và Hiệu quả

Tăng độ đáng tin cậy

Dường như tất cả mọi DNS Server đều có độ tin cậy là 100%, tuy nhiên nếu như chẳng may mà DNS Server của bạn lại không đạt được mức này thì tốt nhất là bạn nên đổi sang một DNS Server khác đáng tin cậy hơn để tránh trường hợp các truy vấn DNS bị timeout hoặc là không nhận được bất cứ phản hồi nào.

Đảm bảo tính bảo mật cao hơn

Mỗi một DNS Server lại có một mức độ bảo mật khác nhau, có một số DNS Server cung cấp thêm các tính năng để cải thiện tính bảo mật như là lọc địa chỉ web. Ngoài ra các máy chủ DNS của bên thứ ba như là OpenDNSGoogle DNS cũng đã cung cấp các tính năng bảo mật mà chưa được cấp bởi các máy chủ DNS từ ISP.

Phòng tránh lừa đảo

Hiện nay có Open DNS sử dụng bộ lọc để ngăn chặn các trang web lừa đảo. Các trình duyệt hiện đại tuy đã được tích hợp sẵn ở bên trong các công cụ bảo vệ chống lừa đảo nhưng nếu bạn sử dụng OpenDNS thì sẽ cung cấp khả năng bảo vệ chống các hoạt động trộm danh tính cho tất cả các máy tính ở trong mạng. Tuy nhiên không phải dịch vụ DNS nào cũng cung cấp tính năng này như Google Public DNS vì nó chỉ muốn hướng tới phát triển thành một dịch vụ DNS có tốc độ nhanh mà thôi.

Truy cập được vào các trang web bị chặn ở mức IP

Các ISP có thể chặn một trang web nào đó bằng cách cho nó chuyển hướng tới một trang web khác. Tuy nhiên bạn vẫn có thể thoải mái truy cập trang web bị chặn này bằng cách thay đổi DNS đến một DNS của bên thứ ba. Nhưng trong trường hợp cả DNS cũng bị chặn thì việc thay đổi này sẽ không mang lại kết quả gì.

Ngoài cách đổi DNS, một phương án tốt hơn để truy cập các trang web chặn IP Việt Nam đó là thay đổi IP, hãy Click để xem ngay Hướng dẫn cách Fake IP

2. Danh sách DNS Google, DNS Singapore, Open DNS, DNS FPT, DNS Viettel, DNS VNPT

Hầu hết hệ thống DNS đều có hai DNS server, gồm có server chính và server thứ cấp. Cả hai server này đều được tự động định cấu hình cả trên router và máy tính của bạn mỗi khi kết nối với ISP. Tuy nhiên bạn cũng có thể chủ động cấu hình hai DNS này nếu một trong số chúng xảy ra sự cố.
Hiện nay có nhiều DNS server được tạo ra và vận hành bởi các nhà cung cấp dịch vụ internet và chỉ có thể được sử dụng cho các khách hàng của họ nhưng mà cũng có nhiều DNS server được xây dựng và cung cấp miễn phí cho mọi người.

Do đó mà các DNS server lại có những ưu điểm khác nhau, có một số máy chủ DNS cung cấp thời gian truy cập nhanh hơn các server khác. Sau đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn danh sách DNS phổ biến và được nhiều người sử dụng nhất hiện nay.

2.1. DNS Google

  • IPv4:
    • 8.8.8.8
    • 8.8.4.4
  • IPv6:
    • 2001:4860:4860::8888
    • 2001:4860:4860::8844

Trong trường hợp thiết bị không chấp chận DNS viết tắt của IPv6 thì bạn hãy nhập vào Google DNS sau:

  • 2001:4860:4860:0:0:0:0:8888
  • 2001:4860:4860:0:0:0:0:8844

Nếu thiết bị yêu cầu có đủ 4 hex trong các phần của địa chỉ IPv6 thì nhập DNS sau:

  • 2001:4860:4860:0000:0000:0000:0000:8888
  • 2001:4860:4860:0000:0000:0000:0000:8844
Hướng dẫn thay đối DNS

2.2. DNS Cloudflare

Địa chỉ IPv4:

  • 1.1.1.1
  • 1.0.0.1

Địa chỉ IPv6:

  • 2606:4700:4700::1111
  • 2606:4700:4700::1001

2.3. DNS Singapore

  • 165.21.83.88
  • 165.21.100.88.

2.4. DNS OpenDNS

  • 208.67.222.222
  • 208.67.220.220

2.5. DNS VNPT

  • 203.162.4.191
  • 203.162.4.190

2.6. DNS FPT

  • 210.245.24.20
  • 210.245.24.22

2.7. DNS Viettel

  • 203.113.131.1
  • 203.113.131.2

2.8. DNS Norton

  • 198.153.192.1
  • 198.153.194.15

2.9. DNS Verizon

  • 4.2.2.1
  • 4.2.2.2
  • 4.2.2.3
  • 4.2.2.4
  • 4.2.2.5
  • 4.2.2.6

2.10. DNS Dnsadvantage

  • 156.154.70.1
  • 156.154.71.1

2.11. DNS NetNam

  • 203.162.7.89
  • 203.162.6.71
  • 203.162.0.181
  • 203.162.0.24
  • 203.162.22.2
  • 203.162.7.131
  • 203.162.21.114
  • 203.162.7.89
  • 203.162.7.71

2.12. DNS Hi-Teck

  • 209.126.152.184
  • 216.98.138.163
  • 209.126.152.185

2.13. DNS VNNIC

  • 203.162.57.105
  • 203.162.57.107
  • 203.162.57.108

Trong tất cả các DNS này thì DNS Google 8.8.8.8/8.8.4.4 được đánh giá là những DNS ổn định và có số lượng người sử dụng nhiều nhất hiện nay.

Sau đó nếu bạn sử dụng mạng của nhà mạng nào thì dùng DNS của mạng đó, ví dụ mạng VNPT thì dùng DNS VNPT, dùng mạng Viettel nên dùng DNS Viettel, dùng mạng FPT thì nên sử dụng DNS FPT

Hướng dẫn cách tìm thông số DNS Server đang sử dụng

Như đã nói ở trên thì việc thay đổi DNS là cần thiết, tuy nhiên người dùng cũng cần phải biết được thông số của DNS mà mình đang dùng cũng như DNS muốn hướng tới. Để có thể xem được DNS đang sử dụng rất đơn giản, người dùng chỉ cần mở cửa sổ Run (bằng cách nhấn tổ hợp phím Windows + R) –> cmd –> Enter. Khi một cửa sổ có màu đen xuất hiện thì bạn gõ tiếp câu lệnh ipconfig /all để địa chỉ IP và DNS Server được xuất hiện.

Cách tìm địa chỉ DNS

Cách tìm địa chỉ DNS

3. Hướng dẫn thay đổi DNS trên Windows

3.1. Cách đổi DNS trên Win 10

Đổi DNS giúp tăng tốc độ internet lên đáng kể, đây là điều mà hầu như ai cũng biết. Có rất nhiều DNS hiện nay có khả năng giúp bạn có thể truy cập mạng nhanh chóng và ổn định, tuy nhiên DNS được nhiều người sử dụng phổ biến hơn cả là DNS Google. DNS Google không chỉ giúp người dùng lướt web nhanh hơn mà còn giúp khắc phục một số lỗi có liên quan đến các dịch vụ của Google.

Nhưng một vấn đề được đặt ra ở đây là có nhiều người dùng khi nâng cấp hệ điều hành lên Windows 10 Fall Creators lại không tìm thấy được thiết lập DNS theo phương pháp truyền thống được sử dụng trên các phiên bản Windows trước đây. Thực tế là thiết lập này đã được Microsoft chuyển sang nhóm thiết lập Setting ở trên máy tính và bạn chỉ cần thực hiện theo các hướng dẫn bên dưới của chúng tôi là sẽ đổi DNS thành công.

Lưu ý: Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách đổi sang DNS Google IPv4 và IPv6 ở trên Windows 10 Fall Creators. Tuy nhiên bạn cũng có thể hoàn toàn áp dụng cho các DNS khác như DNS Singapore, DNS VNPT, DNS Viettel, DSN FPT

Thay đổi DNS Google cho IPv4 trên Win 10

  • Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + I (phím Windows là phím lá cờ) để giao diện Windows Settings hiện ra. Sau đó click chọn vào nhóm thiết lập Network & Internet.
Hướng dẫn thay đổi DNS trên Win 10

Hướng dẫn thay đổi DNS trên Win 10

  • Bước 2: Nhấn vào thiết lập Status ở thanh menu bên trái phía ngoài cùng giao diện. Sau đó người dùng nhìn sang nội dung bên phải, click vào mục Change connection properties.

Hướng dẫn thay đổi DNS trên Windows 10

  • Bước 3: Giao diện này cung cấp toàn bộ những thông tin kết nối mạng ở trên máy tính, bạn nhấn vào nút Edit ở bên dưới IP assignment.

  • Bước 4: Hộp thoại Edit IP Settings xuất hiện, để thay đổi địa chỉ IP bạn hãy click vào Manual rồi nhấn Save.
  • Bước 5: Ở bên dưới tại IPv4 bạn gạt thanh ngang về phía bên phải để chuyển sang chế độ On.

  • Bước 6: Các lựa chọn IPv4 sẽ xuất hiện ở giao diện mới. Bạn kéo giao diện xuống tới 2 dòng Preferred DNSAltemate DNS, sau đó điền các thông tin địa chỉ DNS Google là 8.8.8.8/8.8.4.4
  • Khi điền xong bạn chỉ cần nhấn Save là các thay đổi mới sẽ được lưu lại.
Hướng dẫn đổi DNS trên Điện thoại

Thay đổi DNS Google cho IPv6 trên Win 10

  • Nếu như bạn muốn đổi DNS Google cho IPv6 thì tại bước 5 như ở trên bạn chỉ cần bật IPv6 rồi nhập DNS Google IPv6: 2001:4860:4860::8888 và 2001:4860:4860::8844. Sau đó lưu lại bằng cách nhấn Save là được.

Đổi dns google ipv6 trên Win 10

Trong trường hợp mà các thiết bị có giao diện cho các trường riêng biệt của tám phần địa chỉ IPv6 và không chấp nhận kiểu viết tắt :: của IPv6 thì bạn hãy nhập: 2001: 4860: 4860: 0: 0: 0: 0: 88882001: 4860: 4860: 0: 0: 0: 0: 8844

Nhớ là thay 0 mục bằng 0000 nếu như bốn chữ số hex được yêu cầu.

Như vậy có thể thấy được so với các phiên bản Windows cũ thì thao tác đổi DNS ở Windows 10 đã khác hoàn toàn. Để có thể đổi DNS thì người dùng bắt buộc phải truy cập vào nhóm thiết lập Network & Internet.

3.2. Cách đổi DNS trên Win 8

  • Bước 1: Click chuột vào “Start” -> “Control Panel” -> “Network & Internet”
  • Bước 2: Khi giao diện của “Network & Sharing Center” được hiện lên thì các bạn click vào “Change Adapter Settings” ở khung phía bên trái

Thay đổi DNS FPT trên Win 8

  • Bước 3: Bạn click chuột phải vào kết nối mạng đang sử dụng Local Area Connection hoặc là Wireless Connection. Khi cửa sổ mới được hiện lên, chọn “Properties

Cách đổi DNS Viettel trên Windown 8

  • Bước 4: Chọn “Internet Protocol Version 4 TCP/IPv4)” rồi click “Properties”.

Hướng dẫn Đổi DNS VNPT trên Win 8

  • Bước 5: Đánh dấu tick vào khung “Use the following DNS server addresser” rồi điền DNS vào hai khung Preferred DNS. Sau khi điền xong thì bạn chỉ cần nhấn “OK” để lưu lại là được.

Hướng dẫn đổi DNS Singapore trên Windows 8

3.3. Cách đổi DNS trên Win 7

Hiện nay tuy có nhiều phiên bản Windows mới được ra mắt nhưng vẫn có nhiều người dùng lựa chọn Windows 7 quen thuộc để sử dụng. Nếu như bạn muốn đổi DNS trên Win 7 thì hãy thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Click biểu tượng của mạng Internet ở dưới góc bên phải của màn hình, chọn Network and sharing Center.

Cách đổi Google DNS trên Windows 7

  • Bước 2: Chọn Local Area Connection Status -> Properties.

Hướng dẫn đổi Google DNS trên Windows 7

  • Bước 3: Nhấn vào dòng Internet Protocol Verison 4 (TCP/IPv4) -> Properties.

Đổi DNS Google trên Win 7

  • Bước 4: Khi cửa sổ mới được hiện ra thì bạn kéo xuống mục DNS, click chuột vào Use Following DNS sever Adresses rồi điền DNS Google: 8.8.8.8 và 8.8.4.4 . Hoặc các DNS khác mà bạn muốn đổi. Cuối cùng nhấn Ok để lưu lại.

4. Hướng dẫn đổi DNS trên điện thoại

Sự phát triển của các dòng điện thoại thông minh hiện nay giúp cho con người có thể truy cập internet một cách dễ dàng và tiện lợi hơn so với máy tính rất nhiều. Do đó trước nguy cơ tuyến cáp quang biển có thể xảy ra sự cố bất cứ lúc nào thì chúng ta cũng nên biết cách thay đổi DNS trên di động.

4.1. Thay đổi DNS trên iPhone, iPad

  • Bước 1: Trên thiết bị chạy hệ điều hành iOS, bạn mở Cài đặt (Settings) -> chọn Wi-Fi -> nhấp vào biểu tượng “i” ở bên cạnh mạng wifi mà bạn muốn đổi DNS -> chọn DNS.
  • Bước 2: Bạn nhập địa chỉ DNS vào mục này. Tuy nhiên bạn cần phải viết ngăn cách giữa 2 địa chỉ DNS bằng dấu phẩy. Ví dụ nếu như bạn muốn dùng máy chủ DNS của Google thì hãy nhập “8.8.8.8, 8.8.4.4”.
Hướng dẫn dổi DNS Google trên Iphone, iPad

Hướng dẫn dổi DNS trên Iphone, iPad

Để phòng ngừa tuyến cáp quang biển bị đứt thì bạn nên ghi nhớ các địa chỉ DNS sau:

  • Google DNS: 8.8.8.8 và 8.8.4.4
  • OpenDNS: 208.67.222.222 và 208.67.220.220
  • DNS singapore: 165.21.83.88 và 165.21.100.88

4.2. Thay đổi DNS trên Android

Phía trên chúng tôi đã hướng dẫn các bạn thay đổi DNS của Google, để cho đa dạng thêm chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách đổi DNS 1.1.1.1 của CloudFlare.

  • Bước 1: Vào mục Cài đặt -> Wi-Fi rồi lựa chọn Wi-Fi mà máy hiện đang kết nối, nhấn giữ cho đến khi tuỳ chọn “Sửa đổi cấu hình mạng” hiển thị.
Hướng dẫn đổi DNS trên Android

Hướng dẫn đổi DNS trên Android

  • Bước 2: Click vào tuỳ chọn “Hiện các tuỳ chọn chuyên sâu”, trong mục Cài đặt IP, bạn chọn Tĩnh

Thay đổi DNS của google trên Android

  • Bước 3: Sau đó bạn kéo xuống bên dưới sẽ thấy 2 địa chỉ DNS cho phép chỉnh sửa. Trong mục DNS 1 bạn nhập 1.1.1.1 còn với DNS 2 thì bạn nhập 1.0.0.1 để thay đổi DNS kết nối (Nếu bạn sử dụng DNS Google thì DNS 1 là 8.8.8.8 và DNS2 là: 8.8.4.4). Cuối cùng bạn chọn Lưu là hoàn tất quá trình.

Hướng dẫn đổi DNS Singgapore trên Android

5. Hướng dẫn đổi DNS Server trên Router

Thường thì người dùng sẽ tiến hành đổi DNS trên các thiết bị cá nhân như là máy tính hay smartphone, tuy nhiên nếu như công việc của bạn là một quản trị mạng máy tính cho công ty thì nên biết cách đổi DNS từ thiết bị router vì việc làm này sẽ giúp cho hệ thống được đồng nhất. Để có thể thu được hiệu quả cao thì bạn nên đổi DNS mặc định do nhà mạng cung cấp tới một DNS khác nhanh chóng và có tính bảo mật cao hơn.

Các bước để đổi DNS trên router rất đơn giản nhưng vấn đề ở chỗ là mỗi một router lại có cách đổi khác nhau. Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách đổi DNS cho những router được nhiều người sử dụng nhất hiện nay.

Khuyến cáo: Nếu bạn là người dùng thông thường, bạn không nên thay đổi cấu hình của Router, vì khi bạn làm sai thì khả năng rất cao cả hệ thông mạng nhà bạn sẽ bị trục trặc

5.1. Đổi DNS cho router Linksys

  • Bước 1: Bạn gõ 192.168.1.1 vào trên thanh địa chỉ của một trình duyệt web bất kỳ và nhấn Enter, một số loại router sử dụng địa chỉ khác, mời bạn tham khảo chi tiết tại đây
  • Bước 2: Click vào Setup ở thanh Menu phía trên -> chọn Basic Setup từ Menu được xổ xuống.
  • Bước 3: Trong trường Static DNS 1, bạn nhập máy chủ DNS chính còn trong trường Static DNS 2, bạn nhập máy chủ DNS phụ. Trường Static DNS 3 có thể để trống hoặc là nhập một DNS sever của một nhà cung cấp khác.
  • Bước 4: Click vào Save Setting ở phía dưới. Khi một giao diện mới được hiện ra bạn chọn Continue là được.
    Để chắc chắn DNS đã được thay đổi thì bạn nên khởi động lại bộ định tuyến nhé.

5.2. Đổi DNS cho router TP-LINK

  • Bước 1: Bạn gõ 192.168.1.1 vào thanh địa chỉ của trình duyệt (Có một số router của TP-LINK có địa chỉ khác là 192.168.0.1)
  • Bước 2: Bạn nhập chính xác User Name và Password. Các thông tin đăng nhập mặc định này thường được ghi ở trên một mẩu giấy được dán ở mặt dưới của router và bạn có thể đổi chúng sau khi đăng nhập thành công.
  • Bước 3: Click vào DHCP từ Menu phía bên trái -> DHCP Settings.
  • Bước 4: Tại giao diện mới được hiện ra, bạn điền DNS sever chính vào trường Primary DNS và điền máy chủ DNS phụ vào trường Secondary DNS.
  • Nếu bạn cần hỗ trợ về Router TP Link bạn hãy truy cập vào đây: https://www.tp-link.com/us/support.html

Lưu ý: Hầu hết các router của TP-LINK sẽ sử dụng DNS mới được ngay nhưng cũng có một số router yêu cầu bạn khởi động lại cho nên để chắc chắn thì bạn nên khởi động lại nhé.

5.3. Đổi DNS cho router NETGEAR

  • Bước 1: Gõ địa chỉ 192.168.1.1 hoặc 192.168.0.1 trên trình duyệt.
  • Bước 2: Nhập User Name và Password do nhà sản xuất cung cấp. Thường User Name sẽ là admin và Password là password.
  • Bước 3: Router của Netgear sẽ có 2 giao diện:
    • TH1: Nếu như trên giao diện có 3 tab BASIC và ADVANCED thì bạn hãy chọn Basic -> Internet.
    • TH2: Nếu giao diện khác thì bạn chọn Basic Setting.
    • Sau đó chọn Use these DNS Server ở trong phần Domain Name Server (DNS) Address section.
  • Bước 4: Ở trong trường Primary DNS, bạn nhập máy chủ DNS chính còn trong trường Secondary DNS bạn nhập máy chủ DNS phụ.

Nếu như router có trường Third DNS thì bạn có thể để trống hoặc là nhập DNS chính của một nhà cung cấp khác. Khi nhập các giá trị xong thì bạn Click Apply để lưu lại DNS mới.

5.4. Đổi DNS cho router D-Link

  • Bước 1: Bạn gõ địa chỉ 192.168.0.1 trên trình duyệt web
  • Bước 2: Đăng nhập với tên tài khoản là admin, mật khẩu để trống hoặc là tên tài khoản để trống, mật khẩu là admin hoặc cả hai đều để admin đều được
  • Bước 3: Bạn click vào Internet ở phía bên trái -> chọn Setup ở phía trên trang.
  • Bước 4: Tại mục Dynamic IP (DHCP) Internet Connection Type, bạn điền máy chủ DNS chính vào Primary DNS Address và điền máy chủ DNS phụ vào Secondary DNS Address. Sau đó nhấn chuột vào Save Setting ở phía trên đầu trang rồi khởi động lại bộ định tuyến là được.

5.5. Đổi DNS cho router ASUS

  • Bước 1: Bạn gõ địa chỉ 192.168.1.1 trên trình duyệt
  • Bước 2: Bạn nhập tên đăng nhập và mật khẩu nếu được yêu cầu và cả hai thông tin này mặc định đều là admin.
  • Bước 3: Click vào WAN ở Menu phía bên trái -> Chọn Internet Connection ở phía trên phía bên phải.
  • Bước 4: Trong mục WAN DNS Setting, bạn nhập máy chủ DNS chính vào DNS Server 1 và nhập máy chủ DNS phụ vào DNS Server 2. Sau đó chọn Apply ở cuối trang để lưu lại các thay đổi vừa thực hiện. Để chắc chắn những thay đổi này đã được áp dụng thì bạn hãy khởi động lại bộ định tuyến.

5.6. Đổi DNS cho router Cisco

  • Bước 1: Bạn gõ địa chỉ 192.168.1.1 hoặc 192.168.1.254 vào trên trình duyệt để truy cập vào router Cisco.
  • Bước 2: Nhập User name và Password vào. Thông tin mặc định thường cùng là admin hoặc cisco.
  • Bước 3: Chọn Setup -> chọn tab Lan Setup.
  • Bước 4: Bạn nhập máy chủ DNS chính vào LAN 1 Static DNS 1 và nhập máy chủ DNS phụ vào LAN 1 Static DNS 2. Trường hợp mà router của bạn có thêm mục LAN 1 Static DNS 3 thì bạn có thể để trống hoặc là nhập DNS chính của máy chủ khác đều được. Sau đó bạn chọn Save Settings ở phía cuối cùng của trang và khởi động lại bộ định tuyến.

Trên đây là những router phổ biến có số lượng người dùng đông đảo nhất. Trong trường hợp mà router bạn đang dùng không có ở trên thì bạn hãy truy cập trực tiếp vào các trang hỗ trợ của nhà sản xuất router để nhận được sự trợ giúp.

6. Những điều cần lưu ý sau khi đổi DNS

Sau khi bạn đã thay đổi DNS nhưng vẫn không thu được kết quả khả quan thì có nhiều khả năng là máy tính vẫn lưu lại cache những thông tin cũ. Do đó tốt nhất là bạn nên khởi động lại máy tính rồi thực hiện thêm các bước sau:

  • Reset service DNS client: Bạn nhấn tổ hợp phím Windows + R để cửa sổ lệnh RUN xuất hiện, sau đó gõ services.msc và nhấn ENTER vào Services -> DNS Client -> chuột phải chọn Restart
  • Xóa DNS Cache của Chrome: Ở trên thanh địa chỉ chrome bạn nhập chrome://net-internals/#dns -> Chọn “Clear host cache“.
  • Xóa Cache của hệ điều hành: Nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở cửa sổ lệnh RUN, sau đó gõ ipconfig /flushdns và nhấn Enter.

7. Cách kiểm tra tốc độ phản hồi DNS

Sau khi thay đổi DNS thì để biết được việc làm này có mang lại hiệu quả không thì người dùng cần phải biết cách kiểm tra. Vì tốc độ tải một trang web sẽ phụ thuộc đầu tiên vào thời gian phản hồi của DNS cho nên bạn có thể sử dụng công cụ cmd.exe của Windows và ping tới một trang web bất kì nào đó. Để thực hiện thì bạn nên tiến hành theo các bước sau:

  • Bước 1: Bạn vào Start, tìm từ khóa “cmd” để cửa sổ Command Prompt hiện ra (hoặc nhấn tổ hợp phím Windows + R –>> CMD)
  • Bước 2: Nhập lệnh ping + tên của một trang web bất kỳ rồi nhấn Enter. Ví dụ như bạn muốn PING tới trang web king.com thì bạn nhập: ping kingfpt.com

Trên kết quả trả về thì bạn sẽ thấy IP Website cùng với thời gian phản hồi của DNS. Nếu như thời gian phản hồi nhanh thì tốc độ lướt web của bạn cũng nhanh hơn và ngược lại. Không những giúp cho tốc độ lướt web được cải thiện mà việc thay đổi DNS còn giúp bạn có thể truy cập dễ dàng vào những trang bị chặn.

8. Những điều cần chú ý đối với DNS Servers

Có thể bạn không biết là các phần mềm độc hại có khả năng tấn công máy tính bằng cách làm thay đổi cài đặt DNS. Ví dụ trường hợp máy tính của bạn hiện đang sử dụng máy chủ DNS Google thì lúc bạn truy cập trang web ngân hàng bằng URL như bình thường thì trình duyệt vẫn tải trang web chính xác, cho phép bạn đăng nhập bằng tài khoản của mình.

Nhưng nếu phần mềm độc hại đã tiến hành thay đổi cài đặt máy chủ DNS thành công mà bạn không hề biết thì việc nhập URL giống nhau có thể đưa bạn tới một trang web khác, có giao diện giống với trang web của ngân hàng và khi bạn đăng nhập tài khoản của mình vào thì những kẻ lừa đảo đã có được thông tin cần thiết để truy cập vào tài khoản ngân hàng của bạn.

DNS Servers

Thực tế thì những phần mềm độc hại này khi chiếm quyền điều khiển máy chủ sẽ chuyển hướng các trang web phổ biến sang những trang có chứa quảng cáo hoặc là các trang yêu cầu bạn phải cài đặt những chương trình có hại cho máy. Điều này không chỉ gây sự khó chịu cho người dùng mà còn là mối nguy hại tiềm tàng cho thiết bị của bạn đấy.

Vậy làm sao để người dùng không trở thành nạn nhân của những trường hợp này? Có hai phương pháp giúp bạn bảo vệ, không cho phép các phần mềm độc hại xâm nhập vào máy tính của mình đó chính là:

  • Cài đặt chương trình chống Virut, những chương trình này có khả năng tiêu diệt và bảo vệ máy tính khỏi những tác nhân độc hại. Bạn nên cập nhật thường xuyên Windows để vá những lỗ hổng
  • Bên cạnh việc cài đặt các chương trình chống vi rút thì bạn cũng cần xem xét kỹ lưỡng về những trang web mà mình định truy cập để có thể phát hiện những dấu hiệu bất thường trên đó. Nếu như thấy có điều gì khác lạ hoặc là bạn nhận được thông báo về chứng chỉ không hợp lệ trên máy thì có nhiều khả năng là bạn đang truy cập vào trang web giả mạo đấy. Do đó bạn hãy thật cẩn thận trước khi truy cập vào các trang web quan trọng, nhất là những trang yêu cầu tài khoản ngân hàng để bảo vệ mình khỏi các cuộc tấn công trên mạng nhé.

Trên đây chúng tôi đã cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về DNS cũng như cách đổi DNS trên các thiết bị khác nhau. Hi vọng thông qua bài viết này bạn đã phần nào biết được DNS là gì? Vai trò và tầm quan trọng của DNS như thế nào? Biết được DNS Google, DNS Singapore, DNS VNPT, DNS Viettel, DNS FPT… là như thế nào. Và có thể tự mình thay đổi DNS trên các thiết bị mà bạn đang sử dụng cũng như biết cách xử lý các tình huống xảy ra với DNS, bảo vệ không cho các phần mềm độc hại thay đổi DNS trên máy để từ đó có thể lướt web một cách an toàn hơn.